Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019

Kỹ thuật cắt nhung hươu và cắt nhung hươu có đau không?


Rất nhiều khách hàng hỏi rằng Cắt nhung hươu có đau không? Hay các câu hỏi đại loại như: cắt nhung hươu như thế nào, kỹ thuật cắt nhung hươu ra sau,... Để giúp các bạn hiểu rõ hơn những vấn đề này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này.

Thời điểm nào cắt nhung hươu phù hợp nhất

Khi nhung hươu được khoảng từ 8 - 10 tháng tuổi, tại vị trí gốc bắt đầu xuất hiện sừng non. Lúc này người dân hoặc trang trại thường cát tróc cho hươu. Sau khi hươu được từ 2 tuổi trở lên, hàng năm từ tháng 4 trở đi sẽ rụng sừng và hình thành sừng mới.

Nhung hươu cắt đúng thời điểm là từ 40 - 50 ngày kể từ ngày bắt đầu nhú lên.

Nhung hươu được nhú lên từ 40 - 50 ngày là thời điểm thu hoạch tốt nhất


Nếu để quá ngày, mặc dù nhung hươu nặng cân hơn nhưng lại cứng. Nó sẽ khó bán và khó có thể sử dụng.

Nếu cắt sớm hơn 40 ngày thì nhung lại còn rất non, không tốt và cũng bị giảm thiểu về mặt kinh tế.

Nhung hươu nếu để quá ngày sẽ dần hóa sừng, lúc này sừng già chỉ có thể dùng nấu cao. Nhung khi đem nấu cao thì mức giá sẽ bị giảm.

Nhung hươu cắt sẽ tùy vào thể chất, sức khỏe, độ tuổi của con hươu mà có hình dáng và cân nặng khác nhau. Hươu càng khỏe thì nhung càng to và đẹp.

Chất lượng, hàm lượng dưỡng chất của nhung bị ảnh hưởng bởi kích dục tố, độ tuổi, thể chất và nguồn dưỡng chất. Vì vậy cần chăm sóc hươu cẩn thận đầy đủ dưỡng chất để thu được nhung có chất lượng tốt nhất.

Các phương pháp khống chế, kiểm soát hươu trước khi cắt nhung 

Để cắt nhung thì trước hết cần phải khống chế kiểm soát nhung hươu. Như vậy chúng ta mới có thể dễ dàng cắt được nhung hươu.

Hươu tuy đã thuần hóa nhưng vẫn còn tập tính hoang dã, đặc biệt là tính dã sinh khó tiếp cận được.

Đặc biệt khi đã bị cắt nhung nhiều lần thì chúng còn khó có thể tiếp cận được.

Vì thế cần phải có phương pháp khống chế, kiểm soát nhung hươu thì mới có thể cắt nhung hươu được.

Phương pháp tiếp cận

Những người thường xuyên chăm sóc hươu sẽ rất dễ dàng để tiếp cận hươu
Với phương pháp này, cần người nuôi dưỡng thường xuyên chăm sóc để tránh tâm lý cảnh giác với người lạ của hươu.


Khi tiếp cận với hươu phải có động tác nhẹ nhàng.

Không được xuất hiện đột ngột để tránh hươu bất ngờ và hoảng sợ.

Từ từ tới gần hươu và khi tới gần hươu cần nhanh chóng giữ hươu lại. Cách này cần từ 2-3 người.

Phương pháp gây tê

Phương pháp này có tác dụng trong khoảng thời gian rất ngắn. Rất phù hợp trong việc cắt nhung hươu vì người cắt nhung dễ dàng cắt hơn và bớt sự đau đớn của nhung. 

Dùng phương pháp này sẽ hạn chế  sự đau đớn của nhung.


Phương pháp cố định


Phương pháp này nhằm hạn chế sự vận động của hươu. Đảm bảo sự an toàn cho cả người và nhung.
Khi sử dụng phương pháp này cần đảm bảo tránh gây tổn thương cho nhung.

Cần cố định hươu để đảm bảo an toàn cho cả người lẫn hươu

Bạn có thể sử dụng phương pháp cố định cơ học hoặc cố định hóa học. Trong thời buổi hiện đại ngày nay đa số người ta chuyên sử dụng phương pháp cố định hóa học. Bằng phương pháp này hươu sẽ bớt đau đớn vì đã được gây tê trong vòng từ 15-20 phút.

Còn đối với phương pháp cố định cơ học thì bạn cần ít nhất 5 người giữ cố định hươu và cắt. Bằng phương pháp này hươu sẽ khá đau vì trong nhung có rất nhiều mạch máu.


Cắt nhung hươu

Bà con nên chuẩn bị cưa sắt, cưa gỗ. Khi cắt nhung bạn cần phải khử trùng cưa, dao, thật cẩn thận và chu đáo.

Ngoài ra bạn cần chuẩn bị thêm băng gạc, bột cầm máu. ca đựng tiết...

Bạn cần chuẩn bị thêm đội ngũ thú y, thuốc gây tê, bột cầm máu thật cẩn thận.

Khi tiến hành cưa nhung tốc độ phải đều đặn để tránh nhung bị nứt hoặc xước. Khi gần cửa đứt nhung thao tác của bạn cần phải thật cẩn trọng và dứt khoát.

Lưu ý khi cưa bạn nên cưa cách chân đế khoảng 2 cm và không sát đầu hươu. Dùng ca để đựng tiết nhung.

Sau khi cắt nhung nhung bạn sẽ thu được nhung hươu và tiết nhung.

Nhung hươu có công dụng, chế biến như sau: 

Tiết nhung bạn có thể dùng để nấu cháo, rượu huyết nhung

Cầm máu cho hươu sau khi cắt nhung

Ngay sau khi cắt nhung xong cần tiến hành cầm máu cho hươu để tránh nhiễm trùng, đảm bảo sức khỏe cho hươu để tránh nhiễm trùng đảm bảo cho những lần tiếp theo.

Bạn cần cầm máu cho hươu sau khi đã cắt nhung

Sau khi cưa xong nhung, cần bôi hỗn hợp cầm máu. Sau đó dùng gạc sạch bịt kín vết cắt lại.

Sau  một khoảng thời gian đợi vết thương lành thì tháo gạc cho hươu. Phải bịt kín vết thương để tránh gây nhiễm trùng.


Một số cách cầm máu cho nhung thường dùng.

Cây hoàng xà phơi sấy khô, tán bột rắc lên vết thương. Đồng thời là này còn tươi vò nhỏ rịn bên ngoài.

Bột than củi trộn mực tàu cho sền sệt và bôi lên vết cắt.

Dùng lá cây chó đẻ vò nát đắp lên.

Lá nhọ nồi giã nhỏ trộn cùng 2 ống vitamin K và 1 lọ Pencilin 50.000-100.000 đơn vị.

Lá chuối khô đốt thành than, tán mịn trộn cùng dầu lạc.

Sau khi đắp thuốc và vịn kín bằng gạc sạch nâng cả đầu lẫn thân con hươu lên cùng một lúc. Để hươu đứng vững rồi mới thả hươu đi.

Cắt nhung hươu có đau không ?

Cắt nhung hươu có đau không ? Đây chắc là câu hỏi được rất nhiều đã và đang quan tâm.

Nhung hươu nếu không cắt thì khi hóa sừng, hươu sẽ tự húc vào tường vào cây, vào đá,...Để sừng gẫy đi, lúc này hươu cũng bị đau nhung không đáng kể.

Còn nhung hươu khi còn là sừng non, có nhiều mạch máu bên trong nên khi cắt chắc chắc sẽ bị đau. Do vậy, Khi cắt nhung hươu nhất định phải giữ chặt cố định hươu hoặc gây mê cho nhung hươu trước khi tiến hành cưa.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết. Bạn có thể quan tâm các bài viết khác tại website: https://huounaiviet.blogspot.com/2019/05/

 Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ đường dây nóng: 094. 602. 1368 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét